Khó khăn cho giáo viên hợp đồng trong thời gian tới

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Thời gian qua, thông tin giáo viên hợp đồng bị sa thải khiến nhiều người hoang mang, khi cơ hội gắn bó với nghề của giáo viên hợp đồng giống như đang đi qua một cánh cửa hẹp.

Chỉ tiêu biên chế của giáo viên đang dần bị thu hẹp

Thiếu giáo viên nhưng không có chỉ tiêu biên chế

Ngành Sư phạm trong những năm trở lại đây đang có nhiều biến động từ cơ chế tuyển sinh đào tạo, đến chế độ biên chế, hợp đồng với từng điều kiện khác nhau. Trước những thay đổi này nhiều người cảm thấy lo ngại về công việc bản thân đang đảm nhận.

Như nhiều giáo viên hợp đồng lâu năm ở huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam) đều đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện Công văn 5378 của Bộ Nội vụ, nhưng trong số này, có nhiều giáo viên  không được xét tuyển vào biên chế vì huyện không có chỉ tiêu. Ngoài ra không những không được xét tuyển, những giáo viên này bị chấm dứt hợp đồng lao động.

Theo phản ánh của tập thể giáo viên hợp đồng ở nhiều bộ môn thuộc các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Liêm, khi Bộ Nội vụ có Công văn 5378, họ rất vui mừng vì nằm trong diện xét đặc cách. Trong số này có những giáo viên công tác trong ngành đã 17 năm.  Thế nhưng, giáo viên các bộ môn như: Ngữ văn, Toán, Âm nhạc, Vật lý, Tin học, Lịch sử, Địa lý… “đau đớn” khi biết tin huyện Thanh Liêm không có chỉ tiêu biên chế những môn này. Không có chỉ tiêu biên chế, đồng nghĩa các bộ môn này sẽ không tuyển bất kỳ một giáo viên nào và đồng thời, chấm dứt hợp đồng lao động với toàn bộ giáo viên hợp đồng. Thực tế,  đội ngũ giáo viên hợp đồng này đã cống hiến cho ngành giáo dục Thanh Liêm từ rất lâu, có rất nhiều người được công nhận giỏi cấp huyện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong khi đó, các trường trên địa bàn huyện Thanh Liêm vẫn còn thiếu giáo viên, thậm chí có trường cần tới 6 giáo viên hợp đồng giảng dạy các môn, có những giáo viên dạy đến 21 tiết/1 tuần.

Tại Hà Nội sau khi bị cắt hợp đồng đầu năm học 2019-2020, gần 90% giáo viên hợp đồng tại thị xã Sơn Tây được nhà trường mời thỉnh giảng với mức công 40.000đ- 50.000 đồng/ tiết. Kế hoạch thỉnh giảng giáo viên của trường THCS Hồng Hà, thị xã Sơn Tây cho thấy, năm học 2019 – 2020, so với chỉ tiêu biên chế được giao,  trường thiếu 3 giáo viên. Trong đó có 1 giáo viên môn Toán, 1 giáo viên môn Sinh, 1 giáo viên môn Tiếng Anh.  Trường mời giáo viên thỉnh giảng những môn thiếu với tiền công hàng tháng là 40.000đ/tiết/môn Toán, tiếng Anh và 50.000đ/tiết/môn Sinh học.

Thầy Nguyễn Viết Tiến, giáo viên hợp đồng của trường THCS Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) cho biết, sau khi thị xã Sơn Tây đơn phương chấm dứt hợp đồng với toàn bộ giáo viên hợp đồng trong huyện, gần 90% số giáo viên này được mời hợp đồng thỉnh giảng. Điều nghịch lý ở chỗ, mặc dù trường thiếu giáo viên, phải ký hợp đồng trong suốt thời gian qua, thậm chí sau khi cắt hợp đồng, phải mời giáo viên thỉnh giảng, nhưng khoảng 20 năm nay, thị xã Sơn Tây không tổ chức thi tuyển biên chế  đối với một số môn như môn Toán. Ngay tại kỳ thi tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2019, các giáo viên hợp đồng môn Toán của thị xã Sơn Tây phải đi sang các huyện, quận khác có chỉ tiêu biên chế để thi.

Học sinh Hà Nội được nghỉ Tết Canh Tý 8 ngày

Học sinh Hà Nội được nghỉ Tết âm lịch 8 ngày

Theo thông tin được trang giáo dục tuyển sinh cung cấp thì năm nay các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên nghỉ Tết 8 ngày liên tục, từ thứ Tư ngày 22/1/2020 đến hết thứ Tư ngày 29/1/2020 (tức là từ ngày 28 tháng Chạp năm Kỷ Hợi đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Canh Tý).

Đối với Trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội và Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội nghỉ Tết 10 ngày liên tục, từ thứ Hai ngày 20/1/2020 đến hết thứ Tư ngày 29/1/2020 (tức là từ ngày 26 tháng Chạp năm Kỷ Hợi đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Canh Tý). Cán bộ, công chức của Sở GD-ĐT Hà Nội và các phòng GD-ĐT các quận, huyện, thị xã nghỉ Tết 7 ngày liên tục, từ thứ Năm ngày 23/1/2020 đến hết thứ Tư ngày 29/1/2020 (tức là từ ngày 29 tháng Chạp năm Kỷ Hợi đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Canh Tý). Còn với các trường ĐH, Cao đẳng Y dược sẽ được nghỉ đúng theo quy định của từng trường.

 Sở GD&ĐT cũng lưu ý các đơn vị tùy điều kiện kinh tế, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, tổ chức chu đáo việc thăm hỏi, trợ giúp đối với cán bộ, giáo viên, các gia đình thuộc diện chính sách và những gia đình có hoàn cảnh khó khăn để mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết. Các trường phối hợp các đơn vị liên quan tuyên truyền, giáo dục đến học sinh, sinh viên trọng tâm thực hiện nếp sống văn minh, thanh lịch, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông; không tham gia đua xe, không chơi cờ bạc và tệ nạn xã hội; không thực hiện vận chuyển, tàng trữ, đốt pháo nổ hoặc các trò chơi nguy hiểm khác, theo Thanh Niên.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới