Mẹo điều trị hăm cho trẻ nhỏ

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Hăm là hiện tượng thường gặp ở nhiều trẻ sơ sinh vì da của các bé rất nhạy cảm. Vậy để điều trị tình hăm ở trẻ sơ sinh, cha ông ta đã có các phương pháp dân gian như thế nào?

Chưa hăm cho trẻ sơ sinh một cách an toàn mà không sử dụng đến các loại thuốc tây luôn được các bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu. Thực tế, chúng ta thường thấy trong dân gian có nhiều phương pháp chữa bệnh hay và độc đáo.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hăm

Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Hăm là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh, nhất là khi cho trẻ sử dụng các loại tã hoặc bỉm. Bố mẹ có thể nhận biết trẻ bị hăm thông qua các biểu hiện như da trẻ bị nổi các nốt mần đỏ thường xuyên và lâu ngày không lặn; vùng da hăm thường nóng hơn các vùng da khác; mỗi lần mẹ thay tã hay vệ sinh vùng đeo tã các bé thường quấy khóc; nếu bị hăm nặng, chúng ta còn thấy vùng da xuất hiện các vết loét rộng làm tổn thương da trẻ.

Phương pháp điều trị hăm ở trẻ trong dân gian.

Bác sĩ y học cổ truyền Nguyễn Hữu Định giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ có nhiều phương pháp chữa hăm ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên trong dân gian thường sử dụng một phương pháp chính. Phương pháp này khá an toàn cho da trẻ và khắc phục được tình trạng hăm ở trẻ sơ sinh. Đó là dùng lá khế, lá trầu hoặc lá trà xanh, các loại lá này đều dễ kiếm và rất lành tình nên tuyệt đối an toàn với da trẻ. Dưới đây là cách làm cụ thể của từng phương pháp:

Sử dụng lá trầu chữa hăm cho trẻ sơ sinh: phương pháp này được sử dụng trong trường hợp trẻ mới chớm bị hăm, nghĩa là vùng da trẻ mới ửng đỏ hoặc xuất hiện các nốt nhỏ hoặc phát hiện thấy da trẻ có những vùng bị đỏ nhất là khu vực xung quanh mông và bộ phận sinh dục của trẻ hoặc cổ, những vùng da dễ bị ép của trẻ. Trong phương pháp này, bố mẹ cần lấy lá khế rửa sạch, để khô, sau đó giã nát cùng với một chút muối, thêm một lượng nhỏ nước sôi để nguội vào và lọc lấy phần nước. Dùng khăn xô mềm nhúng vào dung dịch nước vừa thu được ở trên lau nhẹ vào vùng da bị hăm ở trẻ.

 Làm như vậy trong một vài ngày, tình trạng hăm ở trẻ nhỏ sẽ được khắc phục nhanh chóng. Nếu không có lá trầu, chúng ta có thể thay thế bằng lá khế. Bố mẹ cũng cần lưu ý, việc làm không thể thiếu trong việc chữa hăm cho trẻ nhỏ đó là chúng ta phải thường xuyên vệ sinh vùng da bị hăm một cách sạch sẽ cho trẻ.

Ngoài ra để chữa hăm cho trẻ, trong dân gian còn sử dụng lá trà xanh. Trà xanh được xem là một trong những thảo dược đa năng, trị hăm cũng là một công dụng của trà xanh dù là trà túi hay trà xanh nguyên chất. Với trà túi, các mẹ có thể đặt một túi trà khô vào trong tã hay bỉm của trẻ để tinh chất tannin có trong trà giúp hút ẩm, cho da bé khô thoáng và phục hồi dần những vùng da bị tổn thương bởi hăm.

Nếu tình trạng hăm của trẻ mà không được khắc phục bằng phương pháp trên, bố mẹ có thể sử dụng kem trị hăm cho trẻ. Bố mẹ cũng lưu ý không để con em mình kéo dài tình trạng hăm da quá lâu, vì da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Nếu chữa bằng các phương pháp thông thường không khỏi các bé cần được đưa đến gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới