Hội chứng trái tim tan vỡ là một loại bệnh lý đã được y văn ghi nhận, vậy nguyên nhân gây ra hội chứng này là gì và phương pháp điều trị như thế nào?
- Tìm hiểu về hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em
- 5 lời khuyên giúp phòng ngừa các bệnh về tim mạch
- Dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo bạn mắc bệnh tim
Nguyên nhân gây ra hội chứng trái tim tan vỡ và phương pháp điều trị
Theo Tin tức Y học, hội chứng trái tim tan vỡ còn được gọi với cái tên bệnh cơ tim takotsubo đã được các nhà nghiên cứu Nhật Bản phát hiện vào đầu những năm 1990.
Nguyên nhân gây ra hội chứng trái tim tan vỡ
Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng trái tim tan vỡ không rõ ràng. Theo các bác sĩ, việc gia tăng các kích thích tố căng thẳng như adrenaline, có thể tạm thời làm tổn thương tim của một số người. Tình trạng co thắt tạm thời các động mạch lớn hay nhỏ của tim cũng góp phần gây ra vấn đề này.
Hội chứng trái tim tan vỡ có thể xuất hiện sau các sự cố về thể chất hoặc cảm xúc mãnh liệt. Một số tác nhân gây ra hội chứng trái tim tan vỡ có thể kể ra như:
- Tin tức về cái chết bất ngờ của một người thân
- Chẩn đoán về một bệnh hiểm nghèo
- Tranh cãi gay gắt
- Một bữa tiệc bất ngờ
- Bị lạm dụng
- Mất hoặc thắng rất nhiều tiền
- Trình diễn trước công chúng
- Mất việc
- Ly hôn
- Căng thẳng thể chất như cơn hen suyễn, tai nạn xe hơi hoặc phẫu thuật lớn.
Dược sĩ, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, một số loại thuốc có thể gây ra hội chứng trái tim tan vỡ (hiếm gặp) do làm gia tăng các kích thích tố căng thẳng, bao gồm:
- Duloxetine (cymbalta), một loại thuốc dùng để điều trị các vấn đề về thần kinh ở những người bị tiểu đường hoặc điều trị trầm cảm.
- Epinephrine (EpiPen, EpiPen Jr.), được sử dụng để điều trị các phản ứng dị ứng nặng hoặc cơn suyễn nặng.
- Venlafaxine (Effexor XR) điều trị trầm cảm.
- Levothyroxine (synthroid, levoxyl), một loại thuốc được kê toa cho những người có tuyến giáp không hoạt động đúng cách.
Không có cách điều trị tiêu chuẩn cho hội chứng tim tan vỡ
Các phương pháp nào dùng điều trị hội chứng trái tim tan vỡ
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, hiện nay chưa có cách điều trị tiêu chuẩn cho hội chứng trái tim tan vỡ, việc điều trị bệnh tương tự như điều trị cơn đau tim cho đến khi có chẩn đoán rõ ràng. Hầu hết bệnh nhân ở lại bệnh viện cho đến khi hồi phục.
Nếu bác sĩ chẩn đoán chắc chắn hội chứng trái tim tan vỡ là nguyên nhân gây ra các triệu chứng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc tim khi bạn đang ở trong bệnh viện, chẳng hạn như thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE), thuốc chẹn beta hoặc thuốc lợi tiểu. Những loại thuốc này giúp giảm lượng công việc cho tim trong thời gian phục hồi và có thể giúp ngăn ngừa các đợt tấn công mới.
Đa số bệnh nhân hồi phục hoàn toàn trong vòng 1 tháng hoặc lâu hơn. Bạn nên tham khảo bác sĩ tư vấn về thời gian bạn cần tiếp tục dùng các loại thuốc này khi đã hồi phục, đa phần có thể dừng thuốc trong vòng 3-6 tháng.
Một số thủ thuật thường được sử dụng để điều trị đau tim như nong mạch vành và đặt stent mạch vành hoặc thậm chí phẫu thuật đều không có hiệu quả trong việc điều trị hội chứng trái tim tan vỡ. Tuy nhiên, chụp động mạch vành có thể được sử dụng để chẩn đoán nguyên nhân gây đau ngực.