Thở khò khè và nguyên nhân gây bệnh

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (4 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Ai trong số chúng ta đều có thể bị thở khò khè kể cả người lớn hay trẻ sơ sinh đặc biệt là trẻ em bị hen suyễn. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng đó là gì?

Thở khò khè và nguyên nhân

Thở khò khè và nguyên nhân

Thở khò khè là âm thanh nghe thấy nhiều nhất trong thì thở ra, nghe như tiếng huýt sáo liên tục, có âm vang cao, thô ráp, nhưng trong một số trường hợp, cũng có thể nghe thấy trong quá trình hít vào. Thở khò khè là dấu hiệu nhận biết rõ ràng và đơn giản nhất về các vấn đề hô hấp, chủ yếu là do bị tắc nghẽn hoặc hẹp đường hô hấp. Âm điệu của tiếng thở khò khè phụ thuộc vào phần hệ thống hô hấp thu hẹp hoặc tắc nghẽn nên cường điệu có thể bị thay đổi.

Một số triệu chứng khác kèm theo tiếng thở khò khè là các triệu chứng như thở dốc, ho, nghẹt mũi, sưng họng, mất giọng, sưng môi và lưỡi,…. Việc thực hiện khám sức khoẻ, một vài xét nghiệm máu và chụp X-quang ngực thường giúp các bác sĩ chẩn chính xác nguyên nhân gây ra thở khò khè ở cả trẻ em và người lớn. Các nguyên nhân gây thở khò khè hay gặp nhất:

Hen

Hen là bệnh viêm mạn tính của hệ hô hấp. Bệnh đặc trưng nhất là thở khò khè, tức ngực, ho khan và thở nhanh, dốc. Hẹp đường hô gây thở khò khè do viêm trong ống phế quản. Bệnh hen là bệnh mạn tính không có cách chữa khỏi nhưng nó có thể giảm các triệu chứng khó chịu bằng các biện pháp phòng ngừa cùng với việc dùng thuốc đúng cách.

Viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng sưng hoặc viêm các ống phế quản và các đường dẫn không khí giữa mũi và phổi, thường xảy ra chủ yếu ở trẻ sơ sinh. Những nguyên nhân gây viêm phế quản phổ biến nhất là do ô nhiễm không khí, khói, bụi,… Hiện nay có một loại virus đơn bào hô hấp (RSV) cũng có thể gây viêm phế quản. Nên người lớn tránh hôn hít con trẻ dễ đưa virus vào người bé do sức đề kháng kém.

Hút thuốc

Hút thuốc cũng gây khò khè liên tục

Hút thuốc cũng gây khò khè liên tục

Một  trong những nguyên nhân chính gây thở khò khè là do hút thuốc lá. Hút thuốc lá làm cơ thể hấp thụ một lượng hắc ín, nitrosamines, cacbonmonoxit và các hóa chất khác có thể gây co thắt đường thở. Hút thuốc liên tục gây ra các tổn thương nặng về phổi như: chứng phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) với các triệu chứng như tổn thương phế nang, ho và khó thở, đường thở bị hạn chế, dẫn đến thở khò khè.

Bệnh tim

Mặc dù thở khò khè chủ yếu có liên quan đến các vấn đề hô hấp nhưng đôi khi nó có thể là dấu hiệu một vấn đề về bệnh tim như bệnh hen tim. Khi bị hen tim hay lên cơn hen tim cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Bệnh nhân bị suy tim trái gây cho phổi bị tích tụ các chất dịch làm tắc nghẽn đường thở, hen tim có các triệu chứng giống như bệnh hen suyễn là bệnh chuyên khoa.

Viêm phổi

Viêm phổi gây ra thở khò khè, ho, khó thở và cùng với đó là sốt cao. Bệnh chủ yếu do vi khuẩn hoặc virus gây ra làm tích tụ nhiều chất nhầy và chất lỏng trong phổi dẫn đến tình trạng nặng của bệnh. Nếu bệnh nhân được điều trị kịp thời và dùng thuốc chính xác thì bệnh được phục hồi nhanh chóng.

Bệnh về phổi

Các bệnh về phổi đều gây khó thở do tiết nhiều chất nhầy, gây viêm và tổn thương một phần hoặc toàn bộ phổi gây ra các triệu chứng thu hẹp đường thở, viêm đường thở dẫn dến thở khò khè.

Mang thai

Khi phụ nữ mang thai thì cơ thể đòi hỏi nhiều oxy hơn mức bình thường và tăng tuần hoàn máu để đáp ứng yêu cầu của cả mẹ và thai nhi. Do thay đổi nội tiết tố và do căng thẳng, cơ thể phụ nữ thường yếu đi và dễ bị dị ứng, dễ bị nhiễm trùng dẫn đến khó thở và thở khò khè. Mặc dù phụ nữ có thai thường bị thở khò khè có thể nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi nên cần được khám và điều trị nếu như thấy dấu hiệu của bệnh để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới