Chất lượng đào tạo có bị buông lỏng khi Bộ “khai tử” điểm sàn Đại học

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Việc loại bỏ ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào hay còn gọi là điểm sàn sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới nguồn tuyển sinh của các trường Đại học, Cao đẳng. Dự thảo quy chế này đã được Bộ GD&ĐT công bố vào tháng 9 vừa qua.

Loại bỏ điểm sàn liệu có còn chất lượng

Loại bỏ điểm sàn liệu có còn chất lượng

Dọn đường cho những trường tốp dưới

Việc loại bỏ mức điểm sàn quy định như mọi năm ở hệ Đại học theo Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, đây là bước thực hiện đầu thực hiện quyền tự chủ của các trường Đại học theo Luật giáo dục Đại học. Các trường sẽ tùy vào chiến lược phát triển riêng từ đó đưa ra các điều kiện đảm bảo chất lượng, uy tín… nhằm đưa ra các điều kiện tương ứng cho từng trường.

Đối với những trường có điểm chuẩn cao, việc loại bỏ điểm sàn sẽ không ảnh hưởng nhiều tới chất lượng đào tạo. Trong năm 2016, nhiều thí sinh đã có những lựa chọn riêng cho mình, việc cố gắng để vào Đại học đã không còn là vấn đề đáng lo ngại. Bằng chứng là việc Bộ có quy định điểm sàn nhưng rất nhiều thí sinh trên ngưỡng đã không đăng ký tuyển sinh Đại học.

Thế nhưng, quan điểm trên cũng có rất nhiều lãnh đạo tại các trường Đại học không đồng tình. Bởi họ cho rằng việc loại bỏ đi điểm sàn Đại học trong thời gian này là chưa thực sự hợp lý. Nếu không kiểm soát tốt, sẽ dẫn tới tình trạng nhiều trường tuyển sinh một cách ồ ạt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng đào tạo. Với những trường ở tốp trên việc loại bỏ điểm sàn hay không cũng không ảnh hưởng tới chất lượng sinh viên, thế nhưng với các trường tốp dưới đây lại là nguyên nhân khiến cho họ không để ý tới chất lượng tìm cách tuyển đủ số lượng hoặc vượt chỉ tiêu đề ra.

Cũng có rất nhiều người kịch liệt phản đối việc loại bỏ điểm sàn bởi theo họ, hệ Đại học cần thí sinh phải có năng lực nhất định, học sinh chỉ tốt nghiệp THPT thôi chưa đủ mà phải đảm bảo được chất lượng, có theo kịp được các chương trình ở Đại học hay không? Từ đó đầu ra cho sinh viên mới được đảm bảo đầy đủ. Với hệ thống giáo dục tuyển sinh còn khá nhiều bất cập và chênh lệch về chất lượng đào tạo giữa các trường với nhau cũng vẫn còn rất lớn. Việc loại bỏ điểm sàn sẽ là cơ hội tốt mở đường cho những trường tốp dưới kém chất lượng tuyển sinh đầu vào, lúc đó hàng vạn cử nhân đào tạo ra sẽ không có tay nghề cao, dẫn tới tình trạng thất nghiệp.

Khó khăn lớn cho các trường Cao đẳng

Khó khăn lớn cho các trường Cao đẳng

Các trường Cao đẳng gặp khó khăn lớn

Việc loại bỏ điểm sàn Đại học sẽ khiến cho các trường Cao đẳng đã khó tuyển sinh nay lại càng gặp nhiều khó khăn hơn. Khi điểm đầu vào bị loại bỏ các trường Đại học sẽ gia tăng nguồn tuyển sinh, đồng nghĩa với việc các trường Cao đẳng khó có thể cạnh tranh được thí sinh cho mình. Trên thực tế trong những năm qua, các trường Đại học ngoài công lập đã được tuyển sinh bằng các hình thức xét học bạ, chính điều này đã tạo ra áp lực và sự lo ngại lớn đối với những trường đào tạo Cao đẳng.

Khi không còn điểm sàn, nhiều trường Đại học có thể hạ điểm chuẩn, việc học Đại học hay Cao đẳng là do quyền tự quyết định của các thí sinh, tuy nhiên những trường lấy điểm thấp thí sinh có thể sẽ không ứng tuyển. Đặc biệt là đối với hệ Cao đẳng, khi mà các trường Đại học tuyển sinh bằng hình thức xét học bạ, vậy dại gì mà học Cao đẳng, đương nhiên thí sinh sẽ chọn Đại học để có tấm bằng cử nhân. Các trường Cao đẳng cũng đang chờ Bộ cấm Đại học dạy Cao đẳng.

Qua đây có thể thấy, nếu để tăng tính tự chủ của các trường, Bộ cũng cần phải giám sát thật kỹ phương án tuyển sinh của các trường Đại học. Nếu không kiểm soát được tình trạng này, sẽ khiến chất lượng đào tạo bị lung lay, các trường Cao đẳng sẽ thiếu nguồn thí sinh.

Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới