Mẹo hay “đối phó” với trào ngược dạ dày thực quản

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh dạ dày phổ biến nhất hiện nay, nhưng hiểu biết về bệnh trào ngược dạ dày thực quản vẫn còn nhiều hạn chế. Bởi những triệu chứng của bệnh trào ngược rất dễ nhầm lẫn sang các bệnh khác như: viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm xoang mũi, viêm thanh quản, viêm họng…

Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh phổ biến nhất hiện nay
Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh phổ biến nhất hiện nay

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Trào ngược dạ dày – thực quản, còn gọi là viêm thực quản trào ngược, là hiện tượng các chất dịch trong dạ dày như HCl, pepsin, dịch mật…không ở yên trong dạ dày mà trào ngược từng lúc hay thường xuyên lên thực quản, thậm chí lên tới miệng gây nên các tổn thương thực quản, hầu , họng.

Nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày thực quản

  • Stress

Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra trào ngược và làm cho bệnh kéo dài dai dẳng. Stress là các trạng thái tâm lý bực bội, bất an, căng thẳng thần kinh… khi con người phải đối mặt với nhiều áp lực từ gia đình hay công việc.

  • Viêm loét dạ dày, tá tràng

Dạ dày có chức năng co bóp và tiêu hóa thức ăn nên khi dạ dày bị loét, tổn thương, chức năng tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng. Quá trình làm rỗng thức ăn ở dạ dày bị chậm, làm tăng áp lực cho cơ thắt thực quản, tạo điều kiện cho các chất dịch dạ dày, acid HCl, có thể cả dịch mật trào ngược lên ống thực quản.

  • Thói quen ăn uống không lành mạnh

Ăn quá no, ăn đêm, ăn hoa quả có tính axit khi đói, ăn đồ ăn nhanh, chiên rán… là những thói quen xấu nhưng phổ biến trong đời sống hiện nay. Nhiều người cho rằng, ăn đêm để tẩm bổ, tuy nhiên đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Việc ăn đêm không chỉ khiến cân nặng của bạn tăng mà còn gây áp lực cho trương lực của cơ thắt thực quản dưới, dẫn đến cơ này bị yếu, đóng mở bất thường, gây chứng trào ngược.

  • Những yếu tố bẩm sinh

Trào ngược dạ dày thực quản có thể do một số các dị tật bẩm sinh hoặc do ảnh hưởng từ các bệnh tật khác như: co thắt thực quản dưới yếu, bệnh nhân bị sa dạ dày, hay bệnh nhân có thoát vị cơ hoành, tai nạn… Ở trẻ nhỏ, trào ngược dạ dày thường được cho là sinh lý bình thường với triệu chứng điển hình là nôn trớ. Triệu chứng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn và sẽ mất hẳn khi trưởng thành.

Triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản thường gặp

  • Ợ nóng là cảm giác gây ra do các thành phần dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Mỗi lần bị ợ nóng, tôi thường cảm thấy nóng rát ở vùng thượng vị. Cảm giác kinh khủng này lan ngược về phía sau xương ức có khi lên tận cổ họng. Cứ sau mỗi bữa ăn, hoặc khi tôi nằm xuống, triệu chứng này lại xuất hiện. Điều này khiến tôi rất ngại ăn uống, ngủ cũng không ngon giấc.
  • Triệu chứng tiếp theo chính là khó nuốt. Triệu chứng này xuất hiện ở 1/3 các bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày. Đây là cảm giác thức ăn hay nước uống dừng lại phía sau xương ức khi nuốt. Khi gặp triệu chứng này, bạn cần đặc biệt cẩn thận. Bởi đây là dấu hiệu cảnh báo của ung thư thực quản.

Ngoài hai triệu chứng ở trên, mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản còn có biểu hiện đau ngực, bị ho, đau họng, ợ hơi, khàn tiếng, tăng tiết nước bọt, hen phế quản,…

Một số triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản
Một số triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản

Mẹo hay đối phó với chứng trào ngược dạ dày thực quản

Ảnh hưởng của chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản không hề nhỏ, nếu kéo dài chúng sẽ gây hại có thành thực quản như gây viêm sưng, nhiễm trùng hay thậm chí là xung huyết. Các biểu hiện đi kèm đó là ngứa cổ họng, đau rát ngực, ho khàn giọng

Không nên mặc quần áo hoặc nịt lưng quá chật

Để giảm sự tái phát của chứng bệnh khó chịu này, hãy chú ý mặc áo quần rộng rãi thoải mái. Nhớ là để độ rộng của thắt lưng ở mức vừa phải để tránh tạo ra áp lực ở khoang bụng và như thế thì cơ vòng thực quản dưới sẽ không bị kích thích giãn mở, thức ăn và dịch dạ dày cũng sẽ có ít cơ hội đi lên thực quản hơn.

Kê cao đầu khi ngủ

Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản được khuyên nên kê cao đầu khi ngủ. Vì khi nằm ngủ, thực quản sẽ nằm ngang với dạ dày nên khả năng dịch vị dạ dày trào ngược lên tăng lên. Để giảm thiểu, bạn nên kê cao đầu từ 10-15 cm giúp ngăn sự chảy ngược axit và thức ăn lên thực quản hay miệng.

Không vận động mạnh và nằm ngay sau khi ăn

Vận động ngay sau khi ăn thì lượng máu và năng lượng sẽ bị phân tán đến các cơ, khiến dạ dày không tập trung được để tiêu hóa? Vì lẽ đó mà thức ăn tiêu hóa chậm, ứ trệ lâu trong dạ dày tạo điều kiện để chứng trào ngược dạ dày “hỏi thăm”. Ngoài ra, cũng không nên nằm ngay sau khi ăn bởi thức ăn chưa được tiêu hóa sẽ khiến dạ dày chịu áp lực lớn nhất khiến, gây ra chứng trào ngược.

Để điều trị dứt điểm trào ngược thực quản dạ dày mọi người cần quan tâm hơn về chế độ ăn uống, sinh hoạt nghỉ ngơi để bệnh nhanh khỏi và không bị tái phát. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đến bệnh viện để điều trị trào ngược dạ dày thực quản dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!

 Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới