Những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ béo phì ở trẻ các mẹ cần biết

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh béo phì ở trẻ là tình trạng tích lũy mỡ quá nhiều và không bình thường tại các vùng trên cơ thể hoặc toàn thân gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Béo phì ở trẻ cũng gây ra tình trạng tăng huyết áp, tăng mỡ máu…

 

tre-beo-phi
Tình trạng béo phì ở trẻ ngày càn gia tăng ở trẻ

Béo phì đơn thuần ở trẻ

Nguyên nhân dẫn đến nguy cơ béo phì ở trẻ thông thường do tình trạng thay đổi cân bằng năng lượng, giảm tiêu hao làm tích tụ mỡ trong cơ thể nhất là ở bụng, đùi, mông, vai.

Dạng béo phì này thường gặp ở trẻ háu ăn, ít hoạt động dẫn đến giảm chuyển hóa thân nhiệt. Trẻ bị béo phì ở tuổi dậy thì sẽ cao hơn những bạn đồng trang lứa, tuy nhiên khi lớn lên trẻ lại có chiều cao thấp hơn so với các bạn bình thường.

Nguyên nhân béo phì ở trẻ thường mang tính gia đình, tức là trong nhà trẻ thường có bố, mẹ, ông bà có nguy cơ dễ béo phì vì vậy có thể do gen.

Trẻ bị béo phì có thể do tăng cường tuyến lượng thận

Béo phì nội tiết

Theo các y bác sĩ béo phì do suy giáp trạng diễn ta ở những trẻ bị béo phì toàn thân, da khô, thiểu năng trí tuệ, lùn.

Trẻ bị béo phì do tăng cường tuyến lượng thận ở những trẻ béo bụng, nhiều trứng cá, da đỏ có vết rạn, cao huyết áp.

Thiểu năng sinh dục cũng là nguyên nhân gây béo phì. Nguyên nhân này thường gặp ở trẻ bị hội chứng béo bụng, lùn, thiểu năng trí tuệ, thừa ngón, có tật về mắt.

Trẻ bị béo phì do dùng thuốc như: Corticoid kéo dài trong điều trị bệnh hen, dị ứng và hen, các bệnh khớp, sử dụng thuốc corticoid để điều trị chàm.

Ăn nhiều chất béo là dẫn đến nguy cơ béo phì ở trẻ

Những nguy cơ gây béo phì

Tiểu sử béo phì trong gia đình là nguy cơ gây ta tình trạng béo phì ở trẻ khá cao. Theo các chuyên gia y tế, có tới 80% trẻ có bố cùng béo phì hoặc cả mẹ và bé cùng béo phì. Nếu trẻ khi đẻ nặng trên 4kg, sau đó nếu được nuôi dưỡng trong môi trường tốt cũng dễ bị béo phì.

Hằng ngày trẻ được bố mẹ cho ăn những loại thức ăn nhiều dầu , mỡ. Các loại thức ăn nhanh như Snack thường có lượng mỡ, năng lượng cao. Trong khi đó những loại thức ăn nhanh này khá hấp dẫn với trẻ nên khiến chúng bị kích thích ăn nhiều hơn.

Trẻ lười hoạt động, hay xem vô tuyến, hay uống nước ngọt cũng làm cho nguy cơ béo phì tăng cao. Bởi nước ngọt thường chứa nhiều năng lượng nhưng trẻ chỉ ngồi chỗ dẫn đến tình trạng béo phì ở trẻ tăng cao.

Khi trẻ có dấu hiệu béo phì, các bậc phụ huynh cần tính BMI để biết được tình trạng của trẻ, hoặc đưa con đi khám để biết rõ được nguyên nhân gây nên béo phì ở trẻ, kịp thời có các phương pháp điều trị thích hợp.

Thanh Hiên: Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới