Chẩn đoán của một bác sĩ có nên tin?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (8 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Xác suất giống nhau trong chẩn đoán giữa các bác sĩ cùng chuyên ngành thường có sự phân hóa khác nhau khi có thể chẩn đoán trước đó không đúng với tình trạng của bệnh. Vậy tại sao người bệnh không thể nhận thêm chẩn đoán từ bác sĩ khác?

co-hoi-cho-nhung-benh-nhan-nhan-duoc-nhieu-chan-doan-tu-cac-bac-si

Có nên tin chẩn đoán của 1 bác sĩ?

Một câu chuyên mới đây làm xôn xao dư luận khi một bệnh nhân sau khi khám và siêu âm trong một chương trình khám từ thiện, một bác sĩ đã ra chỉ định can thiệp tim mạch cho bệnh nhân. Tuy nhiên, đề nghị này đã bị bác bỏ khi hồ sơ của bệnh nhân này được chuyển đến một bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm hơn. Vị bác sĩ khẳng định với tình trạng hiện tại của bệnh nhân thì chưa cần mổ mà chỉ cần theo dõi tình trạng sức khỏe bởi khi lớn lên trẻ có thể hết. Đây là câu chuyện may mắn của một bệnh nhân khi họ có cơ hội được tiếp xúc với nhiều bác sĩ trong cùng một thời điểm, tránh trường hợp sai sót để lại những hậu quả không mong muốn.

Phổ biến bác sĩ chẩn đoán khác nhau

Việc giữa các bác sĩ chẩn đoán khác nhau ở cùng một người bệnh là chuyện khá phổ biến hiện nay, ngay cả những nước phát triển như Mỹ cũng không tránh khỏi trường hợp này. Theo tin tức y học mới nhất, một nghiên cứu được công bố trên Huffingtonpost của Trung tâm Y khoa Mayo nổi tiếng (Hoa Kỳ) cho biết trong số 286 bệnh nhân đã khám 1 bác sĩ và hỏi ý kiến thêm từ bác sĩ khác trong 2 năm (2009-2010) đã có 88% chẩn đoán thứ 2 được điều chỉnh hoặc khác hoàn toàn so với chẩn đoán của bác sĩ đầu tiên.  Trong lần chẩn đoán thứ hai, 22% nhận được kết quả hoàn toàn khác so với chẩn đoán ban đầu và 66% bệnh nhân được chẩn đoán chuyên sâu hơn. Theo kết quả trên thì chỉ có 12% bệnh nhân nhận được kết quả khẳng định chẩn đoán ban đầu là đúng.

co-nen-tin-chan-doan-cua-mot-bac-si

Phổ biến các chẩn khác nhau trong cùng một người bệnh

Trong một nghiên cứu khác khi kiểm tra kết quả điều trị ung thư của 6.171 bệnh nhân được chuyển đến Viện Y học Johns Hopkins cho ra kết quả 86 bệnh nhân đã có những chẩn đoán sai lầm đáng kể khiến việc điều trị trở nên không cần thiết hoặc không phù hợp. Dù con số này chỉ ở mức 1,4% nhưng nếu tính trên cả nước Mỹ thì con số sai lầm có thể lên tới 30.000 trường hợp. Đây cùng là một trong những vấn đề mà những người đứng đầu ngành Y, những con người đang hoạt động trong lĩnh vực y tế cần xem xét lại trình độ chuyên môn của mình.

Người bệnh nên chẩn đoán lần 2?

Trả lời trên báo chí, nhà nghiên cứu về chính sách chăm sóc sức khoẻ của Mayo Clinic, Tiến sĩ James Naessens khẳng định, cứ 5 bệnh nhân khám bác sĩ thứ hai thì có hơn 1 bệnh nhân có thể chẩn đoán khác nhau và chưa kể những bệnh nhân không nằm viện. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ tập trung vào vào những đối tượng gặp những căn bệnh phức tạp, nguy hiểm trong việc điều trị, đòi hỏi người bác sĩ khác bệnh phải chú tâm và có nhiều tính toán hơn. Mặc khác, các nhà cung cấp dịch vụ y tế nhận thấy rằng cần nâng cao trách nhiệm trong việc làm rõ thông tin nên hoặc họ đồng ý với yêu cầu hội chẩn lần 2 từ bác sĩ khác của bệnh nhân. Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: “Nghiên cứu của Trung tâm Y khoa Mayo không chú trọng đến việc con số 20% các chẩn đoán là sai mà họ chỉ ra rằng việc hội chẩn lần hai hay xin ý kiến bác sĩ khác được xem là một trong những cách giúp người bệnh trong chăm sóc sức khỏe”.

pho-bien-cac-chan-doan-khac-nhau-trong-cung-mot-nguoi-benh

Cơ hội cho những bệnh nhân nhận được chẩn đoán từ nhiều bác sĩ

Cũng theo một sinh viên theo học Cao đẳng Y Dược Văn bằng 2 Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: “Sau chuyến đi thực tập mình nhận thấy rằng, việc người bệnh được tham khảo những ý kiến chuyên môn từ nhiều bác sĩ có thể giúp các bệnh nhân được tiếp cận gần hơn với phương pháp điều trị đúng và ngừng phương pháp điều trị không mang lại hiệu quả”.

Có thể thấy việc tham khảo ý kiến chuyên môn từ các bác sĩ khác nhau sẽ giúp người bệnh tránh được những phương pháp điều trị không cần thiết hoặc phản tác dụng, giúp người bệnh tiếp cận được phương pháp điều trị mới phù hợp với tình trạng người bệnh đang gặp. Tuy nhiên tại Việt Nam hiện nay, việc bảo hiểm y tế không đồng ý thanh toán cho việc chẩn đoán lại với chỉ định xét nghiệm chuyên sâu hay làm lại xét nghiệm gây trở ngại đối với người bệnh. Đồng thời, người bệnh còn thiếu kiến thức cũng như tính quyết đoán và hạn hẹp trong tài chính khiến người bệnh càng không có cơ hội được chẩn đoán lần hai. Mặt khác, trung tâm y tế, các bệnh viện, cũng không muốn gửi bệnh nhân tới các đơn vị khác để kiểm tra kết quả chẩn đoán bởi có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của đơn vị. Tuy nhiên dù thế nào quyết định vẫn là ở người bệnh và sự quan tâm của ngành Y tế Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh.

Bích Nhuần – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới