Điều dưỡng viên Pasteur hướng dẫn chăm sóc trẻ mắc bệnh hen khi trời lạnh

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trong thời tiết lạnh ẩm thất thường tỷ lệ tái phát bệnh hen ở trẻ tăng nhanh, các bậc phụ huynh cần chủ động chăm sóc trẻ để nâng cao sức đề kháng cũng như hạn chế tái phát bệnh.

Điều dưỡng viên Pasteur hướng dẫn chăm sóc trẻ mắc bệnh hen khi trời lạnh

Điều dưỡng viên Pasteur hướng dẫn chăm sóc trẻ mắc bệnh hen khi trời lạnh

Tìm hiểu về bệnh hen ở trẻ nhỏ

Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, trong thời tiết lạnh ẩm bất thường các bệnh đường hô hấp tăng nhanh, đặc biệt là bệnh hen – bệnh hô hấp mạn tính thường gặp nhất ở trẻ em, bệnh hen cần được kiểm soát kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Theo các Bác sĩ chuyên khoa, bệnh hen hoàn toàn không phải là bệnh truyền nhiễm hay có khả năng lây lan, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hen cao gấp đôi người lớn (10% so với 5%). Ở trẻ dưới 2 tuổi việc chẩn đoán hen ở trẻ em thường bị chậm trễ, điều này đã hạn chế hiệu quả điều trị, trẻ thường xuyên xuất hiện những cơn hen nặng phải nhập viện, thậm chí có thể tử vong.

Theo những tin tức y tế mới nhất, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh hen như nguyên nhân Di truyền, yếu tố gia đình, khoảng từ 30-60% trẻ em bị chàm sữa sau này có thể bị hen suyễn những trẻ này nằm trong danh sách những trẻ có yếu tố cơ địa mắc bệnh hen. Trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh hen khi bị viêm mũi dị ứng, viêm phế quản co thắt, thể tạng tăng tiết dịch,…Trẻ thường xuyên tiếp xúc với các dị nguyên như bụi, lông chó, mèo, phấn hoa, khói bếp, khói thuốc, thời tiết thay đổi thất thường, các vi sinh vật có trong không khí (vi khuẩn, virus, nấm mốc); Sử dụng thực phẩm…

Chẩn đoán thường dễ dàng khi trẻ đang lên cơn, trẻ đang lên cơn thường có cảm giác ho, có cảm giác nặng ngực, thở khò khè, khó thở (thở nhanh, thở co kéo lồng ngực, co kéo cơ vùng cổ, cánh mũi phập phồng,…). Đối với những trẻ thường xuyên có biểu hiện ho tái đi tái lại nhiều lần đặc biệt là ho về đêm, khò khè, khó thở xuất hiện hay nặng hơn khi thay đổi thời tiết, khi trẻ gắng sức, hay khi ăn phải một thức ăn nào đó… Ở trẻ dưới 2 tuổi, cần nghĩ đến hen khi trẻ bị khò khè tái phát liên tục 3 lần, ngay cả khi trong gia đình không có ai bị hen, dị ứng.

cha mẹ nên hạn chế hoặc không nuôi thú vật (chó, mèo…) trong nhà

Cha mẹ nên hạn chế hoặc không nuôi thú vật (chó, mèo…) trong nhà

Điều dưỡng viên Pasteur hướng dẫn chăm sóc trẻ mắc bệnh hen khi trời lạnh

Để làm giảm nguy hiểm đối với những trẻ mắc bệnh hen cha mẹ nên hạn chế hoặc không nuôi thú vật (chó, mèo…) trong nhà, Không hút thuốc lá trong nhà và ở nơi gần trẻ; thường xuyên diệt gián, Không để những chất nặng mùi (chất tẩy rửa) trong nhà, không sử dụng xịt như nước hoa xịt phòng, thuốc xịt muỗi, côn trùng.,…

Điều dưỡng viên Lâm Thị Nhung giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, ngoài những biện pháp trên nơi ngủ của trẻ cần được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, không nên trải thảm, giặt khăn trải giường và chăn mền bằng nước nóng, phơi khô ngoài nắng thường xuyên. Hải sản, cua, ốc, thịt thú rừng…là những thực phẩm dễ gây dị ứng làm khởi phát cơn hen mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn, ngoài ra cũng không nên cho trẻ chơi thú nhồi bông cũng như không cho thú vật vào nơi trẻ ngủ.

Điều cuối cùng mà các Dược sĩ muốn khuyến cáo các bậc phụ huynh khi trẻ có có các dấu hiệu bệnh hen hoặc nghi ngờ mắc hen cần được đưa đi khám chuyên khoa hô hấp để được chẩn đoán và điều trị phù hợp, không được tự ý sử dụng bất cứ một loại thuốc nào cho trẻ.

Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới