Phải biết chấp nhận và hi sinh khi dấn thân vào nghề Y

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 4,50 trong tổng số 5)
Loading...

Thường xuyên rơi vào cảnh “ăn không ngon, ngủ không yên”, thường xuyên phải xa gia đình trong những dịp đặc biệt để làm bạn với ca trực và bệnh nhân, tập quen với cảnh đón giao thừa trong bệnh viện…là những điều mà người làm nghề Y phải chấp nhận và chịu hi sinh.

Phải biết chấp nhận và hi sinh khi dấn thân vào nghề Y
Phải biết chấp nhận và hi sinh khi dấn thân vào nghề Y

Phải biết đánh đổi khi đã dấn thân vào nghề Y

Để theo đuổi đam mê, để hoàn thành mơ ước được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho mọi người, những người làm trong ngành Y tế đã phải đánh đổi rất nhiều thứ như: Tuổi trẻ, thời gian, cơ hội và tiền bạc. Gọi là đánh đổi nhưng thứ nhận lại thì chẳng được bao nhiêu.

Ai đã làm trong ngành Y chắc hẳn đều có chung một suy nghĩ, một khi đã dấn thân vào con đường này thì phải biết chấp nhận mất nhiều hơn được. Họ chấp nhận đánh mất thời gian, tuổi trẻ, tâm huyết, cơ hội của mình để có thể trau dồi kinh nghiệm, kiến thức trong bệnh việc, nơi làm việc để rồi ra sức cống hiến sức mình trong công cuộc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Để có thể đi theo con đường này, những người làm trong ngành y tế phải chấp nhận thời gian ở bệnh viện, ở nơi làm việc nhiều hơn thời gian ở cùng gia đình, chấp nhận từ bỏ những cuộc vui chơi, ở bên gia đình ngay cả trong những ngày đặc biệt nhất, chấp nhận đón giao thừa lặng lẽ cùng bệnh nhân…

Phải biết đánh đổi khi đã dấn thân vào nghề Y
Phải biết đánh đổi khi đã dấn thân vào nghề Y

 Gian khổ ngành Y liệu có ai hiểu được?

Những sự vất vả, hi sinh của những người làm trong ngành y tế là không thể phủ nhận, là không thể kể hết được bằng lời. Ấy vậy mà, bao nhiêu sự vất vả, bao nhiêu sự hy sinh ấy có khi lại không giúp người đời hiểu và trân trọng.

Những bệnh nhân, liệu có mấy ai hiểu được sự áp lực mà bác sĩ phải chịu đựng. Đâu phải chỉ chữa bệnh là xong, họ phải đối mặt với nhưng áp lực từ trên truyền xuống, từ bệnh nhân truyền lên, từ gia đình, đạo đức nghề nghiệp….rồi dư luận xã hội.

Những người quen với việc đi làm 8 tiếng, tối về hẹn hò với bạn bè rồi ngủ ngon lành cho đến sáng liệu có hiểu được rằng, những người làm trong ngành y tế là những người thường xuyên có giấc ngủ không tròn, không có được bữa cơm trọn vẹn đầm ấm trong gia đình. Hơn thế nữa, những ai làm trong ngành y tế lại thường xuyên phải chịu đựng những sự rủi ro mà nghề nghiệp mang lại.

 Gian khổ ngành Y liệu có ai hiểu được?
Gian khổ ngành Y liệu có ai hiểu được?

Ngành Y tế không giống ngành thương mại, dịch vụ…Do đó mà những người làm trong ngành Y tế đã phải dành rất nhiều thời gian cho việc  học tập và trau dồi kiến thức, kỹ năng kiểu như “sáng mở mắt ra là thấy bệnh viện, chiều nhắm mắt lại là thấy bệnh nhân”.

Tóm lại, làm nghề Y là phải biết chấp nhận thiệt thòi, chấp nhận hy sinh…trong nhiều trường hợp có thể họ sẽ cảm thấy có lỗi với bệnh nhân, và cũng có nhiều lúc cảm thấy có lỗi với gia đình. Những sự vất vả ấy có ít người thấu hiểu, tuy nhiên, cái mà họ nhận lại nhiều nhất chính là đã đem sức mình để cống hiến và chiến đấu vì sự sống, vì sức khỏe của bệnh nhân. Đó là những gì đẹp nhất, cao quý nhất.

Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, xin được cảm ơn và gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến những người làm trong ngành Y tế.

Hải Đường – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới