Bệnh phóng xạ và những điều không thể bỏ qua

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh phóng xạ phát sinh do cơ thể người bị chiếu quá liều. Tùy theo liều chiếu, thời gian bị chiếu, bệnh biểu hiện ở các mức độ. Vậy bạn cần biết gì khi mắc bệnh?

Bệnh phóng xạ và những điều không thể bỏ qua

Bệnh phóng xạ và những điều không thể bỏ qua

Bệnh phóng xạ có thể gặp ở ba thể: Bệnh phóng xạ cấp, bệnh phóng xạ mãn tính, bệnh phóng xạ thể hỗn hợp. Dưới đây là các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh phóng xạ, hy vọng mọi người sẽ có thêm những thông tin hữu ích.

Tổn thương da cấp tính do phóng xạ

– Viêm da nhẹ (bỏng độ I): Xuất hiện ở liều 3 Gy, biểu hiện rụng lông, tóc và tróc vảy da, 3 tháng sau lông tóc mọc lại bình thường.

– Ban đỏ (bỏng độ II): Xuất hiện ở liều 8 Gy, lúc đầu nơi da bị chiếu xuất hiện phù nề, có cảm giác ngứa và nóng, khoảng hai tuần sau xuất hiện ban đỏ và bắt đầu rụng lông. Sau 3 tháng lông tóc mọc lại, màu sắc da trở lại bình thường.

– Viêm da mức độ vừa (bỏng độ III): Xuất hiện ở liều 15 Gy. Khoảng 6 – 10 ngày sau khi bị chiếu xạ trên da xuất hiện nốt phỏng chứa dịch màu vàng, dễ bị nhiễm khuẩn, nếu bị chiếu diện rộng toàn thân diễn biến nặng, có thể phải ghép da.

– Viêm da mức độ nặng (bỏng độ IV, V): Xuất hiện ở liều ≥ 25 Gy. Ở ngày thứ 2 – 4 có sự thay đổi sắc tố da, sau đó xuất hiện nốt phỏng và hoại tử, viêm loét kéo dài, phải ghép da, thời kỳ hồi phục kéo dài nhiều tháng, có khi hàng năm.

Bệnh phóng xạ cấp do nhiễm xạ trong

– Tổn thương cấp tính do bị chiếu xạ trong nhưng ít gặp, thường gặp dạng tổn thương mạn tính. Bệnh phóng xạ do nhiễm xạ trong diễn biến theo 3 thời kỳ:

+ Thời kỳ tiềm ẩn: Thời gian kéo dài tùy theo mức độ nhiễm xạ, cuối thời kỳ này bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa. Xét nghiệm tăng bạch cầu đơn nhân, công thức bạch cầu chuyển trái.

+ Thời kỳ toàn phát: Bệnh nhân thấy mệt mỏi, chán ăn, nôn nhiều, đái ít. Những triệu chứng của bệnh phóng xạ này dần tăng lên dẫn đến mất nước và rối loạn điện giải. Nhiệt độ cơ thể bình thường hoặc hơi giảm, xuất hiện triệu chứng viêm đường hô hấp do nhiễm khuẩn. Xét nghiệm bạch cầu tăng, chủ yếu là bạch cầu trung tính với 20 – 40% là bạch cầu non. Bạch cầu đơn nhân tăng ở máu ngoại vi. Hồng cầu và huyết sắc tố bình thường, số lượng tiểu cầu không thay đổi trừ trường hợp nặng kéo dài.

+ Thời kỳ hồi phục: Tình trạng bệnh nhân khá dần lên, xét nghiệm dần trở lại bình thường.

Trên đây là những thông tin mà các bạn cần biết về bệnh chuyên khoa này.

Bệnh phóng xạ hỗn hợp

Bệnh phóng xạ hỗn hợp xảy ra khi cơ thể chịu tác động của nhiều tác nhân trong đó có phóng xạ. Có thể tóm tắt một số nét chính như sau:

+ Các tổn thương tác động lẫn nhau làm bệnh thêm trầm trọng, dễ gây sốc.

+ Thường có biến chứng nhiễm khuẩn do giảm bạch cầu, xuất huyết do giảm tiểu cầu, rối loạn tính thấm thành mạch.

+ Khả năng phục hồi kém, quá trình lành vết thương, vết bỏng, liền xương kéo dài.

Bệnh phóng xạ hỗn hợp

Bệnh phóng xạ hỗn hợp

Bệnh phóng xạ mãn tính

– Do chiếu xạ suất liều thấp, kéo dài. Bệnh diễn biến qua 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Chán ăn, mệt mỏi, xét nghiệm máu thấy giảm số lượng bạch cầu, bệnh có thể khỏi hoàn toàn.

+ Giai đoạn 2: Thể trạng chung sút giảm, số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu giảm, xuất hiện chảy máu chân răng, chảy máu mũi, chảy máu dưới da, có thể chảy máu trong, suy dinh dưỡng và suy nhược thần kinh.

+ Giai đoạn 3: Các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm tăng nặng rõ rệt, không hồi phục được.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới