Bỏ quy định điểm sàn lo ngại phổ cập Đại học

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Việc tuyển sinh ngày càng khó khăn, trong những năm gần đây đặc biệt là năm 2016 vừa qua, rất nhiều trường Đại học top giữa, ngoài công lập và cao đẳng đều phải tuyển sinh tới nguyện vọng 2 mới đủ chỉ tiêu. Vấn đề này đã khiến cho công tác tuyển sinh Đại học, Cao đẳng trở nên cực kỳ khó khăn.

Lo ngại phổ cập Đại học
Lo ngại phổ cập Đại học

Mở rộng đầu vào Đại học

Trong năm tới 2017, để chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo quy chế tuyển sinh, trong đó nổi bật nhất là điều kiện chung đó chính là vượt qua kỳ thi THPT Quốc gia, còn điều kiện đầy đủ do chính các trường tự quy định. Việc điểm sàn như mọi năm cũng sẽ bị loại bỏ, các trường phải công bố cho xã hội biết điều kiện tuyển sinh để vào được trường.

Khi thông tin này được đưa ra, rất nhiều trường Cao đẳng đã lo ngại khi khó khăn lại chồng chất khó khăn, nếu như không tuyển sinh được việc đóng cửa sẽ là điều sớm xảy ra. Bởi chỉ cần tốt nghiệp THPT thí sinh đã có thể vào Đại học, việc mở rộng cánh cửa Đại học đã khiến cho các trường Cao đẳng rơi vào thế bí. Trong khi Bộ GD&ĐT không quy định điểm sàn, thì Bộ Lao động TB&XH đơn vị quản lý các trường Cao đẳng lại đưa ra mức điểm sàn Cao đẳng. Đây chính là sự mâu thuẫn sẽ phá vỡ luồng phân khúc nghề nghiệp giữa Đại học và Cao đẳng.

Trong khi tình trạng tốt nghiệp THPT khoảng 98 – 99% như hiện nay, việc phổ cập Đại học sẽ diễn ra nếu như quy định điểm sàn bị loại bỏ. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu ra sẽ không được đảm bào, dẫn tới thất nghiệp.

Cân nhắc trước khi thực hiện phương án tuyển sinh mới
Cân nhắc trước khi thực hiện phương án tuyển sinh mới

Cần cân nhắc trước khi thực hiện những chính sách mới

Sau khi Bộ GD&ĐT công bố loại bỏ điểm sàn chung, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều xuất hiện. Một số người cho rằng việc loại bỏ điểm sàn ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo sẽ đi xuống, bởi các cơ sở giáo dục ở nước ta rất nhiều nhưng kinh nghiệm và năng lực quản lý đào tạo lại khác xa nhau. Có trường tốt, có trường không tốt, dù cho việc loại bỏ điểm sàn làm tăng tính tự chủ cho các trường Đại học, nhưng các trường Đại học vẫn chưa chứng tỏ được năng lực thực tế của mình trong việc tự chủ chất lượng, đây chính là vấn đề đáng lo ngại cần đặt lên hàng đầu.

Nếu phương án bỏ điểm sàn được thực thi, Bộ GD&ĐT cần phải đánh giá và kiểm định chất lượng đạt chuẩn của trừng trường Đại học. Với những trường chưa được kiểm định chất lượng cần áp dụng được ngưỡng đảm bảo chất lượng tối thiểu. Như vậy sẽ đảm bảo chất lượng ngưỡng đầu vào, tạo cho dư luận niềm tin với chất lượng giáo dục, sinh viên ra trường có thể tìm được việc làm.

Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới